Truyền nhiệt là gì và cơ chế truyền nhiệt hoạt động như thế nào?

Tại sao khi nấu ăn thân nồi lại nóng lên nhanh chóng? Đó chính là hiện tượng truyền nhiệt sinh ra hàng ngày mà đôi khi chúng ta không nhận ra. 

Việc nắm bắt được khái niệm truyền nhiệt và cơ chế truyền nhiệt không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quá trình nhiệt và từ đó góp phần ứng dụng chúng vào các giải pháp cách nhiệt hiệu quả.

Vậy truyền nhiệt là gì và cơ chế của chúng hoạt động như thế nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá qua bài viết dưới đây.

 

Truyền nhiệt là gì
Thân nồi nóng dần lên khi ta đặt trên ngọn lửa – đó là hiện tường truyền nhiệt

1.Truyền nhiệt là gì?

Truyền nhiệt là quá trình chuyển đổi năng lượng nhiệt từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp hơn. Quá trình này diễn ra cho đến khi nhiệt độ giữa hai vùng cân bằng

Truyền nhiệt là gì
Hình ảnh minh họa truyền nhiệt

2.Có bao nhiêu loại nhiệt truyền?

Truyền nhiệt hoạt động theo ba loại cơ chế chính, bao gồm:

truyền nhiệt
Cơ chế truyền nhiệt

2.1. Dẫn nhiệt

Dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt qua vật thể rắn mà không làm dịch chuyển các phần tử vật chất.  Khi một phần của vật liệu được làm nóng, các phân tử hoặc nguyên tử ở vùng nóng dao động mạnh hơn và truyền năng lượng này qua các liên kết đến các phân tử lạnh hơn.

Hiện tượng này xảy ra cho vật chất ở cả ba trạng thái rắn, lỏng và khí. Tuy vậy, trong thực tế, sự dẫn nhiệt trong chất rắn được chú ý hơn.

Ví dụ điển hình là khi chúng ta chạm tay vào một chiếc thìa kim loại đặt trong nước nóng, nhiệt sẽ truyền từ đầu thìa lan dần lên tay bạn. Đó gọi là ” dẫn nhiệt”, trong đời sống, dẫn nhiệt được ứng dụng sử dụng trong các thiết bị gia dụng như:  lò vi sóng, máy sưởi, bình nóng lạnh, v.v.

dẫn nhiệt
Hình ảnh minh họa dẫn nhiệt

2.2. Đối lưu 

Truyền nhiệt bằng đối lưu là quá trình trao đổi nhiệt xảy ra khi giữa một bề mặt vật rắn tiếp xúc với môi trường chất lỏng hoặc khí có nhiệt độ khác nhau. Khi các phân tử chuyển động và mang nhiệt từ nơi này đến nơi khác. Quá trình này thường xảy ra do sự chênh lệch nhiệt độ tạo ra dòng đối lưu.

Có hai loại đối lưu chính:

Đối lưu tự nhiên: Hiện tượng này xảy ra khi sự chênh lệch nhiệt độ tự nhiên dẫn đến chuyển động của chất lỏng hoặc khí, chẳng hạn như gió biển hay sự lưu thông không khí trong nhà.

Đối lưu cưỡng bức: Hiện tượng này xảy ra khi có tác động từ bên ngoài như quạt, bơm nước.

Ví dụ như khi bạn đun nước, lớp nước dưới đáy nồi nóng lên, nở ra và nổi lên trên, tạo thành dòng đối lưu.

Đối lưu là gì?
Hình ảnh minh họa hiện tượng đối lưu

2.3. Bức xạ nhiệt 

Bức xạ nhiệt là quá trình trao đổi nhiệt xảy ra giữa các vật có nhiệt độ khác nhau và đặt cách xa nhau dưới dạng sóng điện từ mà không cần môi trường trung gian. 

Cách thức truyền nhiệt qua bức xạ dựa trên nguyên lý phát xạ và hấp thụ nhiệt của các vật thể. Các vật thể có khả năng phát xạ nhiệt sẽ tỏa ra năng lượng dưới dạng sóng điện từ, gồm cả ánh sáng và nhiệt. Các vật thể khác có thể hấp thụ năng lượng phát xạ này, làm tăng nhiệt độ của chúng.

Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong môi trường chân không hoặc trong chất khí. Ánh sáng mặt trời là một ví dụ điển hình của truyền nhiệt bằng bức xạ, ví dụ thực tế: khi nhiệt từ Mặt Trời được truyền đến Trái Đất thông qua không gian trống. Hay chúng ta có cảm giác ấm áp khi đứng gần lò sưởi hoặc ngọn lửa.

bức xạ nhiệt
Hình ảnh minh họa hiện tượng bức xạ nhiệt

3.Ứng dụng và cách tối ưu về cơ chế truyền nhiệt trong các lĩnh vực

Lĩnh vực xây dựng: Khi xây dựng các công trình để ngăn chặn sự bức xạ nhiệt từ ánh nắng mặt trời, chúng ta có thể sử dụng vật liệu cách nhiệt phổ biến như: Bông khoáng, bông thủy tinh hoặc xốp Xps để giảm thất thoát năng lượng và duy trì nhiệt độ ổn định trong nhà ở và công trình.

Lĩnh vực công nghiệp điện tử: Áp dụng cơ chế truyền nhiệt từ các vi mạch, bóng đèn… điều này giúp tối ưu hệ thống sản xuất và vận hành máy móc, giảm hao phí nhiệt và tăng hiệu suất làm việc.

Trong đời sống: Ứng dụng cơ chế dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt để sản xuất ra các thiết bị gia dụng như lò vi sóng, bình giữ nhiệt, bếp từ và quần áo giữ ấm cơ thể.

Tái tạo năng lượng: Nhờ vào sự am hiểu về cơ chế truyền nhiệt, con người sáng tạo ra pin hấp thụ năng lượng mặt trời chuyển hóa bức xạ thành nguồn điện, các sản phẩm như máy phát điện, đèn  năng lượng mặt trời đang được ưa chuộng hiện nay, giúp tiết kiệm chi phí điện năng.

Công nghệ tản nhiệt: làm mát cho các hệ thống điều hòa không khí, làm mát máy tính và các thiết bị điện tử bằng cách tản nhiệt đều, giúp tối ưu cho công suất vận hành của các máy móc điện tử.

Trong lĩnh vực y tế: Các y bác sĩ biết sử dụng truyền nhiệt trong các thiết bị vật lý trị liệu và các hệ thống làm ấm cho bệnh nhân trong phòng phẫu thuật.

Việc hiểu rõ khái niệm truyền nhiệt và các cơ chế truyền nhiệt khiến chúng ta áp dụng linh hoạt vào các lĩnh vực khác nhau, giúp các nhà nghiên cứu và sản xuất đưa ra các giải pháp hiệu quả trong việc cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. 

Remak là đơn vị chuyên sản xuất các vật liệu cách âm, cách nhiệt bảo ôn hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho các bạn những vật liệu cách nhiệt phù hợp để ngăn chặn sự truyền nhiệt không mong muốn, giúp không gian sống và làm việc của bạn luôn thoải mái và tiết kiệm chi phí.

>>> Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Chat Zalo
Gọi điện ngay